Trải qua nhiều năm kinh nghiệm làm nhà yến và cải tạo những nhà thất bại, tôi nhận thấy một trong những lý do khiến nhà chim không đạt số lượng chim như mong muốn là THIẾT KẾ PHÒNG LƯỢN KHÔNG PHÙ HỢP. tôi xin đúc kết một số kinh nghiệm như sau để các bạn tham khảo khi làm phòng lượn:
- Định nghĩa phòng lượn: là phòng có miệng lỗ dụ chim bay vào, chim sẽ lượn ở đó trước, rồi sau đó mới bay vào trong phòng ở. Phòng lượn được làm thông suốt từ trên xuống dưới nếu nhà có nhiều tầng.
- Mục đích của phòng lượn: để chim quen dần với bóng tối trong phòng khi vừa bay từ ngoài trời sáng vào. Để chim dễ dàng bay vào các phòng, các tầng khác nhau trong nhà. Để chim non tập bay trước khi chính thức bay ra ngoài. Để chim “ xếp hàng” trước khi bay ra ngoài thông qua miệng lỗ nhỏ hẹp, đối với những nhà nhiều chim, tránh tình trạng chen lấn, tranh nhau bay ra. Giao thông thuận tiện, thông thoáng thì sẽ tránh được “tai nạn giao thông” cho những con chim non mới tập bay.
- Vì những mục đích như vậy, nên chúng ta cần phải làm phòng lượn cho đúng tiêu chuẩn.
DIÊN TÍCH PHÒNG LƯỢN: tối thiểu 4x4m. đối với những nhà có diện tích trung bình 4×10 trở lên. Diện tích 4×10 là diện tích nhỏ tối thiểu thích hợp để nuôi chim. Với những nhà không có điều kiện, bắt buộc phải xây nhỏ, là những trường hợp cá biệt, không tính đến. Diện tích tối đa: phòng lượn càng lớn càng tốt, nhưng nếu làm lớn quá thì phí diện tích, nên cần cân nhắc trước khi quyết định.
Có những nhà làm phòng lượn quá nhỏ, thiết kế lắt léo, bay vào khó khăn, chỉ những con chim có “kungfu” mới bay vào nổi. chim non đẻ ra, mới biết bay, bay ra được mà vào thì không được, chúng đành phải bay ra nhà khác ở, thậm chí chết bên ngoài đường, vì không có bố mẹ chúng cho ăn, hoặc hướng dẫn kiếm mồi. bởi vậy đã qua nhiều mùa sinh sản, mà không thấy tăng đàn lên.
- Cách xây: Thông suốt từ lúc chim bay vào miệng lỗ xuống dưới đất. không để sàn hay bất cứ cái gì làm cản trở đường lượn của chim. Chúng ta nên nhớ: chim yến chỉ bay lượn, chứ không đậu, đi như những con chim khác, nên cũng giống như máy bay, chúng cần có không gian thật rộng để lượn. Hơn nữa, bộ óc chim không thể nhớ nhiều thứ phức tạp như con người, cho nên phòng lượn làm đơn giản, rộng thoáng, dẫn vào các phòng dễ dàng, thì chim sẽ dễ nhớ hơn.
- Phòng lượn cũng cần phải mát, đủ độ ẩm giống như phòng ở. Cần xây tường 2 lớp, lợp mái cần có chống nóng. Nếu là nhà tiền chế, cần phải có lớp chống nóng cho tường. Hãy coi phòng lượn là phòng khách nhà ở của chúng ta. Phòng khách càng đẹp, càng mát, càng tiện nghi, thì khách càng thoải mái, càng đến nhiều. Ấn tượng đầu tiên khi chim bay vào nhà chim là phòng lượn, nếu phòng mát mẻ, thích hợp, thậm chí tốt hơn môi trường sống trước đó của chúng, chúng sẽ rất thích, và sẽ xem xét tới việc ở lại nhà đó
- Phòng lượn cũng cần có mùi đầy đủ như trong phòng ở. Nếu là mùi chim thích, chúng sẽ tiếp tục khám phá các phần khác trong ngôi nhà. Do đó, khi xịt mùi cho nhà, đừng quên ( hoặc tiết kiệm) xịt mùi cho phòng lượn.
- Phòng lượn có cần xây hồ nước, cho vòi phun nước lên hay không?: nhiều chủ nhà chim cho làm hồ nước trong nhà, dùng vòi phun nước lên cao. Hoặc làm thác nước trong nhà, Mục đích để làm mát nhà, tạo độ ẩm, tạo nơi cho chim uống nước. Đây là một sáng kiến hay, tuy nhiên, có một lưu ý là: có thể sẽ có chim chết ở đó. Lý do: chim bay đụng nhau rớt xuống, nếu là đất khô, chúng có thể bay lên, còn đã rơi vào nước, chúng khó lòng bay lên nổi. Hay những con chim non mới bắt đầu tập bay, chúng cũng có nguy cơ rớt vào hồ nước. Do đó, cần cân nhắc kỹ trước khi làm.
- Tóm lại, việc xây dựng phòng lượn khiến chiếm diện tích chim ở, nhưng lại rất quan trọng trong việc dụ chim ở lại và làm tăng bầy đàn.
thiet ke web gia re tai da nang, thiet ke web tai da nang, thiet ke web da nang, thiet ke web tai hoi an, thiet ke web tai tam ky, thiet ke web tai quang binh, thiet ke web tai vinh